Theo khảo sát thị trường từ chuyên gia Địa Ốc Long Phát, giá bất động sản tăng cao vượt mức mong đợi đã lôi kéo nhiều nhà đầu tư quay trở lại thị trường bất động sản, đặc biệt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Giá đất tăng vọt trên toàn khu vực
Tại Hà Nội, giá nhà đất tại nhiều khu vực cả nội thành và ngoại thành đều tăng đột biến trong 2 tháng qua, từ 15 – 30% tùy từng địa điểm. Giá đất nền xây biệt thự hoặc căn hộ liền kề tại khu đô thị Dương Nội, Hà Đông tăng lên từ 2 – 3 triệu đồng/m2. Giá đất nền tại các dự án nằm dọc tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài như: Trung Văn, Phùng Khoang, Văn Khê… cũng có mức tăng trung bình từ 2 – 3 triệu đồng/m2. Hiện khu đất nền Văn Khê được chào bán với giá 28 – 30 triệu đồng/m2. Còn tại Trung Văn, giá đất liền kề được giao bán với giá lên đến 40 triệu, thậm chí 50 – 51 triệu đồng/m2, tùy từng lô đất. Đặc biệt, một số dự án trên đường Hoàng Quốc Việt kéo dài trước đây 3 tháng giá chỉ khoảng 13 – 15 triệu đồng/m2 thì nay lên tới 20 triệu đồng/m2.
So với đất nền, giá căn hộ tăng không nhiều, do kỳ vọng về lợi nhuận của nhà đầu tư không Cao Bằng. Tuy nhiên, vì nguồn cung hạn chế nên giá căn hộ tại một số nơi đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhất là những dự án gần trung tâm, được đánh giá là có chất lượng, cơ sở hạ tầng và môi trường sống tốt. Giá căn hộ tại khu đô thị Văn Quán trước đây chỉ giao động từ 16 – 17 triệu đồng/m2, thì nay đã được giao bán với giá từ 17,5 – 19 triệu đồng/m2.
Tại TP. Hồ Chí Minh, giá nhà đất cũng tăng từ 20 – 30%. Tại khu vực An Phú – An Khánh của quận 2, mức giá bất động sản tăng cao cách đây khoảng ba tháng trước. Giá nhà đất tại khu Nam Sài Gòn, quận 7 tăng trung bình từ 7 – 8% so với thời điểm cuối tháng trước.
Lo ngại đầu cơ tác động đến thị trường
Theo quan sát tìm hiểu thị trường bất động sản từ chuyên gia Long Phát, nhiều nhà đầu tư đều nhận thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi nên đầu tư vào thị trường, chờ cơ hội giá lên sẽ bán ra để kiếm lời. Những cơn sóng ảo của thị trường đang được giới đầu cơ tạo nên càng khiến nhiều nhà đầu tư đầu tư vào bất động sản, bất động sản tiếp tục được mua bán trao tay qua nhiều vòng và cuối cùng sẽ tạo ra một mức giá không có thực và khiến nguy cơ bong bóng bất động sản xuất hiện. Nếu thực sự đợt sốt này chủ yếu do đầu cơ thì đây là một mối lo ngại lớn cho thị trường những tháng sau này.
Chuyên gia cho biết thêm: “Thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu hồi phục nhưng vẫn cần có những cơ chế cho nó. Mỗi thành phố lớn chỉ nên có một trung tâm giao dịch bất động sản lớn do Nhà nước lập ra chứ không phải do ngân hàng nào lập ra. Tại đó có tất cả các dịch vụ môi giới, tư vấn, công chứng, thông tin thị trường… Làm được như vậy mới có thể kiểm tra được tư cách của các nhà môi giới, các nhà định giá… để thị trường phát triển lành mạnh”.
Một số ý kiến khác cho rằng, cần phải có thêm thời gian để thị trường này đi vào quỹ đạo. Bởi xét trên tổng thể mức cầu chung về bất động sản gần như không biến động, giao dịch vẫn hết sức dè dặt. Giá chỉ biến động tương đối lớn ở một số dự án hưởng lợi bởi thông tin về những công trình hạ tầng lớn. Quan trọng hơn, để thị trường ổn định thì cần minh bạch về thông tin và có sự tham gia đông đảo của các khách hàng có nhu cầu thực sự – nhờ đó mặt bằng giá mới không bị đẩy lên quá cao, tạo ra nguy cơ sốt ảo.