Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các nước đã bùng nổ và trở nên rất phổ biến. Kinh doanh quốc tế và logistics là hai ngành thuộc nhóm kinh tế được đánh giá là đem lại giá trị gia tăng cao, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Vậy Logistics và kinh doanh quốc tế là gì? Hai ngành này có gì giống và khác nhau? Và dựa vào các tiêu chí nào để phân biệt hai ngành này? Bài viết hôm nay của Công ty Luật Siglaw sẽ mang đến cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về hai ngành này!
Bảng so sánh giống nhau và khác nhau để phân biệt Logistics và Kinh doanh quốc tế
Logistics | Kinh doanh quốc tế | ||
✅Giống nhau | – Đều là ngành nghề kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận– Đều có hoạt động xuyên quốc gia
– Nguồn vốn: có thể là cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài – Đều được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp – Chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và các quốc gia nơi doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, vận chuyển – Nhu cầu của người dân trên thế giới về vận chuyển cũng như mua các sản phẩm từ các quốc gia khác ngày càng lớn do đó tạo cơ hội phát triển cho dịch vụ Logistics và các hoạt động kinh doanh quốc tế – Nhược điểm: + Hệ thống pháp luật: Mỗi quốc gia đều có quy định điều chỉnh riêng vì vậy khi thực hiện Logistics hoặc kinh doanh quốc tế sẽ dễ bị chồng chéo các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho chủ doanh nghiệp |
||
✅Khác nhau | ⭐Khái niệm | Dịch vụ Logistics được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. | Kinh doanh quốc tế là ngành có các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra các giá trị và tiến hành trao đổi vì lợi ích của các bên liên quan. Kinh doanh Quốc tế là các hoạt động trao đổi, giao dịch diễn ra giữa các quốc gia. Đây là lĩnh vực mang tính toàn cầu và hội nhập rất cao. Ngành Kinh doanh Quốc tế rất đa dạng. Các lĩnh vực chuyên sâu có thể kể đến như: Xuất nhập khẩu, Logistic, Hoạch định tài chính quốc tế, Tư vấn đầu tư quốc tế |
⭐Bản chất | Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại bao gồm nhận hàng, vận chuyển,… xuyên quốc gia nên cần yếu tố kiểm soát nghiêm ngặt trong mọi hoạt động trong các khâu xuất – nhập – lưu trữ – vận chuyển – thanh toán quốc tế | Kinh doanh quốc tế có thể bao gồm cả Logistics. Kinh doanh quốc tế không chỉ bao gồm các hoạt động Logistics nhận hàng, vận chuyển,… mà còn là các hoạt động kinh doanh từ quốc gia này sang quốc gia khác bao gồm các hoạt động khác như các hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ do các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. | |
⭐Vai trò | – Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.– Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế
– Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh – Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế |
– Thúc đẩy toàn cầu hoá về sản xuất và nguồn vốn. Hơn thế, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động quốc tế sâu sắc hơn, dựa vào nhau trong đời sống kinh tế, thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển nhanh.– Truyền bá khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi toàn thế giới, tạo ra một không gian rộng lớn để học hỏi, phát triển lực lượng sản xuất.
– Chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, xuất khẩu vốn và hàng hoá trên quy mô lớn, thu về nhiều ngoại tệ, phát triển thực lực trong nước, tăng cường kiểm soát của tư bản độc quyền trên phạm vi toàn cầu. |
|
⭐Ưu điểm | – Lựa chọn những nơi thuận tiện cho đường vận chuyển, kho bãi và có nhu cầu sử dụng Logistics nhiều để có cơ hội cạnh tranh, phát triển | – Lựa chọn hoạt động ở những nơi mà nguồn vốn hoạt động tốt nhất hoặc nơi có chi phí lao động thấp để tối đa hóa thu nhập và giảm chi phí sản xuất.– Tận dụng những thay đổi về thuế: Các công ty có thể đặt trụ sở chính tại một quốc gia với thuế thấp hơn và hoạt động ở những quốc gia khác để cắt giảm thuế suất tổng thể. |
Nếu có gì thắc mắc sự khác biệt giữa Logistics và kinh doanh quốc tế có thể liên hệ trực tiếp với Công ty Luật Siglaw.
Xem thêm: Dịch vụ Giấy phép lao động của công ty luật siglaw.