Với những ưu thế đầu tư tại khu công nghiệp tại Việt Nam như nhân lực lao động lớn và cạnh tranh, cơ sở hạ tầng đồng bộ và chính sách ưu đãi riêng khi đầu tư tại khu công nghiệp dẫn đến rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn lựa chọn khu công nghiệp để đầu tư kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên nhà đầu tư còn gặp nhiều khó khăn khi chưa hiểu rõ pháp luật Việt Nam cũng như những điều kiện cần đáp ứng để có thể thành lập công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp tại Việt nam. Vậy hôm nay hãy cùng hãng Luật Siglaw tìm hiểu về những lưu ý mà nhà đầu tư cần phải biết khi thành lập công ty sản xuất trong khu công nghiệp tại Việt Nam.
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh đối với việc thành lập công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp
Nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý xem xét cam kết WTO, và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các hiệp định thương mại giữa quốc gia của người nước ngoài với Việt Nam để xem chi tiết về các điều kiện đối với đầu tư ngành nghề sản xuất mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn.
Trong trường hợp ngành nghề sản xuất mà nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn thuộc danh mục ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường thi Nhà đầu tư cần phải đáp ứng được những điều kiện tiếp cận thị trường thì mới được đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp tại Việt Nam
Về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
- Điều kiện khác theo quy định tại luật
Lưu ý về điều kiện khi thành lập công ty sản xuất có vốn nước ngoài trong khu công nghiệp
Lưu ý 1: Dự án thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư
Để thành lập công ty sản xuất có vốn nước ngoài trong khu công nghiệp thì nhà đầu tư cần xem xét dự án đầu tư của mình có thuộc trường hợp phải xin chấp thuận chủ trương của cơ quan có thẩm quyền không. Nếu thuộc trường hợp này thì phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Luật đầu tư.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của Nhà đầu tư nước ngoài
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung theo quy định pháp luật (Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư)
- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Chú ý: Đối với những tài liệu không sử dụng tiếng Việt cần phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang Tiếng Việt và công chứng thì mới được công nhận giá trị pháp lý tại Việt Nam.
Lưu ý 2: Khi thành lập công ty sản xuất có vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp thì nhà đầu tư nước ngoài xem xét có thuộc trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không:
Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án tại khu công nghiệp thì do Ban quản lý Khu công nghiệp cấp
Lưu ý 3: Lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của Nhà đầu tư.
Thông thường Nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam sẽ lựa chọn loại hình Công ty cổ phần hoăc công ty trách nhiệm hữu hạn
Hồ sơ thành lập công ty
- Văn bản đề nghị thành lập công ty
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của thành viên
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp phải cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thẩm quyền cấp: Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Lưu ý chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu công nghiệp
Nhà đầu tư khi thành lập công ty sản xuất tại khu công nghiệp thì sẽ được hưởng những chính sách riêng của khu công nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý xem có thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi đầu tư theo luật đầu tư hay không. Hiện nay có 4 hình thức ưu đãi đầu tư cụ thể:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;
- Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.
Vì vậy nhà đầu tư cần lưu ý xem có thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi đầu tư không để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm: Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài của công ty luật siglaw.