Trong những năm gần đây, tình hình bất động sản tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng ven có nhiều biến động. Từ thực tế cho thấy, quỹ đất trong địa bàn Thành phố ngày càng bị thu hẹp, giá đất trên thị trường bất động sản vẫn luôn giữ mức khá cao.
Tuy nhiên, với nhiều lợi thế khi sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí, quỹ đất rộng, hạ tầng đồng bộ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện… Hiện tại, khu vực vùng ven đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến. Đối lập với tình hình bất động sản của TP.Hồ Chí Minh đang trầm lắng, khu vực vùng ven hiện là một thị trường nổi bật, nguồn cung khá dồi dào, hứa hẹn đem đến nhiều tiềm lực cho doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
Theo Địa Ốc Long Phát nhận định, với lợi thế là quỹ đất lớn và cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, bất động sản vùng ven TP.HCM đang được các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước rót vốn mạnh mẽ tạo nên một thị trường sôi động dịp cuối năm.
Tình hình bất động sản vùng ven
Có một sự chênh lệnh cực kì lớn về giá của bất động sản vùng ven và khu vực trung tâm TP.HCM. Theo điều tra thị trường của JJL, giá bất động sản trung tâm nội thành ở thời điểm cuối năm 2018 dao động từ 180 – 220 triệu VNĐ/m2. Trong khi đó, tại các quận huyện ngoại thành như Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn giá chỉ khoảng tầm 15 – 30 triệu/m2; tại các tỉnh ven TP.HCM như Long An, Đồng Nai chỉ ở mức 10 – 15 triệu/m2. Đây chính là lợi thế lớn nhất của bất động sản ven thành phố.
Mới đây, UBND TP.HCM đã có sự điều chỉnh quy hoạch xây dựng. Theo đó, phạm vi vùng của thành phố sẽ chiếm diện tích lên đến 30.404km2 bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh. Đồng thời, thành phố cũng hạn chế cấp giấy phép cho các dự án phát triển nhà ở mới khu trung tâm gây cạn kiệt nguồn cung.
Đến thời điểm hiện tại, có 2 tỉnh là Bình Dương và Đồng Nai đã có cơ sở hạ tầng hoàn thiện để kết nối nhanh chóng với TP.HCM. Từ năm 2019 trở đi, thành phố sẽ triển khai thêm các thành phố vệ tinh nhằm giãn dân, giảm sức ép nhập cư cũng như những áp lực về nhu cầu nhà ở và di chuyển.
Xác định được cơ hội, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sang đầu tư các dự án bất động sản khu vực ngoại ô thành phố, điển hình như Công Ty Địa Ốc Long Phát cũng đã sắm riêng cho mình một giỏ hàng đồ sộ, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông,… Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018, bất động sản chiếm 23% tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam, theo số liệu thống kê của CBRE. Trong khi ở thời điểm 2008, chỉ khoảng 10% trên tổng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này.
Đây là một lời tuyên bố mạnh mẽ rằng thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà phát triển vượt bậc, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Giá trị tăng đều theo thời gian
Không thể phủ nhận rằng đã từng có những cơn sốt bất động sản vùng ven gây mất cân bằng cung – cầu. Tuy nhiên ngay sau đó chính quyền đều có những chính sách kịp thời điều chỉnh lại thông tin và mức giá nhằm bình ổn thị trường.
Tuy nhiên, giá đất ngoại thành cũng đã tăng lên đáng kể do hạ tầng khu vực phát triển tạo kết nối vùng hoàn hảo. Đơn cử như ngay sau khi có quyết định xây dựng cầu Cát Lái nối liền huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai với Quận 2 – TP.HCM, giá bất động sản Nhơn Trạch và cả phường Cát Lái đã tăng 25 – 50% tùy theo vị trí và phân khúc.
Thêm vào đó, việc nhiều khu công nghiệp, nhà máy mọc lên kéo theo nhu cầu về nhà ở cũng đóng vai trò làm đòn bẩy đẩy giá bất động sản. Được biết, các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nhà ở quanh các khu công nghiệp. Theo thống kê từ Dia Oc Long Phat, có đến trên 80% người lao động trong khu công nghiệp chưa có nhà ở ổn định, phải thuê nhà.
Dự báo bất động sản vùng ven trong tương lai
Các tổ chức nghiên cứu bất động sản lớn như CBRE, Savills, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đều đưa ra nhận định thị trường bất động sản tại các quận ngoại thành và các tỉnh lân cận TP.HCM sẽ nhộn nhịp hơn nữa trong năm 2019.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng sẽ siết chặt quản lý, xử lý những dự án chưa đầy đủ pháp lý và những khu vực bị phân lô trái phép, tạo một thị trường cạnh tranh lành mạnh và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài.