Theo nghiên cứu đăng tải đầu năm nay trên Cancer Research, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn phương Tây với căn bệnh ung thư.
TT Ung bướu Anderson của ĐH Texas đã thực hiện 4 nghiên cứu trên chuột với các chế độ dinh dưỡng khác nhau. 6 tháng sau, họ nhận thấy trong chế độ ăn kiêng kiểm soát tinh bột biến tính, 30% chuột có khối u có thể đo được kích thước. Trong khi chế độ ân nhiều đường sucrose, đặc biệt là đường fructose (đường cát, siro ngô), có 50-58% số chuột có u ác tính ở vú. Một số lượng lớn các con chuột cũng di căn ung thư phổi so với nhóm kiểm soát đường bột.
Theo giáo sư Lorenzo Cohen, fructose là loại đường phổ biến trong chế độ ăn của người phương Tây.
Theo trợ giảng Peiying Yang, lượng đường mà các con chuột đã ăn tương tự như lượng đường trong chế độ ăn kiểu Tây và đã làm tăng khối u và di căn so với chế độ ăn kiêng không đường bột. Và điều này là do sự tăng lên của 12-LOX và liên quan với 1 axit béo có tên HETE.
Các nghiên cứu trước đó cho thấy nhiều đường trong chế độ ăn có thể tác động tới sự phát triển của ung thư vú, trong đó chứng viêm đóng vai trò then chốt. Nhưng nghiên cứu này có 1 chút khác biệt. Đó là nghiên cứu này đã sử dụng cách tiếp cận trực tiếp hơn, bằng cách kiểm tra hậu quả trực tiếp của chế độ ăn nhiều đường đối với sự phát triển ung thư vú với các thử nghiệm trên động vật.
Các nhà nghiên cứu khuyên nên thay đổi chế độ ăn và kiểm soát lượng đường nạp vào. Họ cũng nhận định các đồ uống có đường đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh tim và ung thư.
Nhân Hà