Theo hướng dẫn chung hiện nay, để đảm bảo không tạo thêm gánh nặng cho hệ miễn dịch của trẻ đang hóa trị, cần cho bệnh nhi ăn theo chế độ trung tính – tức là tránh cho trẻ ăn các thực phẩm chưa nấu để giảm thiểu nhiễm khuẩn. Chế độ ăn này khuyên bệnh nhân ung thư không ăn trái cây tươi, rau cải, trứng lòng đào, sữa chưa thanh trùng…
Trong đó, dâu tây đặc biệt nguy hiểm do bề mặt của chúng là nơi hoàn hảo cho vi khuẩn trú ngụ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất từ ĐH York, việc khử trùng thực phẩm không giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lại còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhi.
TS. Bob Phillips, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết trên tờ Paediatric Blood and Cancer: “Chúng tôi đề nghị trong hướng dẫn chế độ ăn với bệnh nhi ung thư nên khuyến cáo tránh các thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc cao thay vì chế độ dinh dưỡng trung tính. Những thay đổi này sẽ là chìa khóa sống còn của bệnh nhi ung thư – cho phép trẻ có một chế độ ăn ình thường hơn”.
Trẻ em thường có thể chịu được liều hóa chất cao hơn mức người lớn và thường không phải phẫu thuật như người lớn. Tác dụng phụ của việc điều trị là khác nhau ở mỗi trẻ nhưng thường gặp nhất là mệt mỏi.
Hóa trị cũng có thể gây tổn thương thần kinh tạm thời ở trẻ, nó cũng gây đau nhức, ngứa ngáy, rụng tóc, lở miêng…
Có khoảng 25 loại ung thư ở trẻ em, trong đó thường gặp nhất là ung thư máu.
Nhân Hà