Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị giãn hơn so với bình thường gây. Máu ở tĩnh mạch chảy ngược vào trong bìu gây ứ đọng máu gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người bệnh. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không, cùng tìm hiểu nhé.
Tìm hiểu giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới
Hiện nay, tinh trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới ngày càng phổ biến. Theo những thống kê của y tế cho biết: Nam giới mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm 10%, trung niên từ độ tuổi 40 trở lên chiếm 14% và lúc này tỉ lệ mắc vô sinh là chiếm 40%.
Không chỉ ở nam giới trung niên mà cả thanh niên khi bị mắc bệnh nếu không được chữa trị kịp thời cũng có thể gây vô sinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh không chỉ gây vô sinh ở nam giới mà khiến cho sinh hoạt hàng ngày cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì bệnh thường có biểu hiện đau, buốt tinh hoàn. Khi hoạt động, đi đứng và ngồi nhiều, lâu càng khiến người bệnh cảm thấy đau buốt hơn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm có gây vô sinh?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không? là câu hỏi của rất nhiều người hiện nay. Như đã phân tích ở trên khi bị mắc bệnh về giãn thừng tinh nếu không được chữa trị kịp thời thì cũng có nguy cơ gây vô sinh rất cao.
Bởi giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ ở bìu (cao hơn bình thường 0,6 – 0,8oC), gây trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận – thận vào tĩnh mạch tinh, ứ đọng máu tĩnh mạch và tinh hoàn. Nhiệt độ trong bìu cao sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Phần lớn các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh triệu chứng không rõ ràng và có thể dễ nhầm lẫn sang một số bệnh về sa ruột. Ở người lớn, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám vô sinh.
Ở thanh thiếu niên, bệnh nhân đến khám chủ yếu vì đau tức, khó chịu ở vùng bìu với đặc điểm: giảm khi nằm nghỉ, tăng khi ngồi lâu, đứng lâu hoặc vận động nhiều. Bệnh nhân cũng có thể đến khám vì thấy bìu to hoặc thậm chí nhìn thấy các mạch máu ở bìu giãn to hằn lên dưới da.
Hiện nay, phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có rất nhiều. Vì vậy, khi có dấu hiệu thì bạn cũng đừng quá lo lắng hãy đến các phòng khám, cơ sở y tế kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân. Để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Nếu có bất cứ thắc mắc hay những vấn đề nào liên quan đến chứng bệnh này, bạn có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp Phòng khám nam khoa Thiện Hòa để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp.
Nguồn: http://namkhoa.net.vn/gian-tinh-mach-thung-tinh-co-gay-vo-sinh/